Gỗ Mít giá thành phải chăng, tính thẩm mỹ vượt trội

Gỗ mít, đặc điểm, ứng dụng và giá thành.
Với những ưu điểm vượt trội, gỗ Mít luôn được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Mít vừa là loại cây ăn quả lại vừa là loại cây lấy gỗ phổ biến ở nước ta từ thời xưa. Gỗ mít được dùng nhiều trong sản xuất nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…


Mít vừa là loại cây ăn quả lại vừa là loại cây lấy gỗ phổ biến ở nước ta từ thời xưa
Gỗ mít có nguồn gốc từ vùng đất phía Nam Ấn Độ. Loại cây này phân bổ chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, trong đó có cả nước ta. Bởi vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm được các cây gỗ mít ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh thành miền Bắc.
Thân cây gỗ mít thường có chiều cao từ 10 – 30m. Đường kính phần gốc cây nằm trong khoảng 15 – 20cm. Tuy nhiên, trên thực tế thì có rất nhiều cây đại thụ có đường kính gốc lên tới 30 – 40 cm.
Hiện nay, trong bảng phân nhóm gỗ ở Việt Nam, gỗ mít xuất hiện ở nhóm IV – nhóm các loại gỗ khối lượng nhẹ, giá thành rẻ, nguồn cung cấp dồi dào.
(Hình 1: Gỗ mít thuộc nhóm mấy)

Thớ gỗ mềm, không bị cong vênh và ít xuất hiện mối mọt.
Gỗ mít có mùi thơm nhẹ
Thân gỗ rất dẻo và có độ cứng vừa phải.
Gỗ không có nhiều vân và nhu mô trong mạch .
Gỗ mít được trồng tại Việt Nam có chất gỗ đẹp và tâm gỗ to hơn hẳn gỗ mít được nhập khẩu từ các nước trong khu vực Đông Nam á.
Gỗ có độ bền cao, bền bỉ có niên hạn sử dụng lên đến vài chục đến trăm năm.
(Hình 2: Đặc điểm của gỗ mít)

Dù không được sử dụng nhiều bằng các loại gỗ tự nhiên khác như: gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ tần bì,… nhưng gỗ mít vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng và lựa chọn. Khi lựa chọn sản phẩm làm từ gỗ khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng gỗ mà còn để tâm về vấn đề giá thành.
Rất khó để đưa ra mức giá chính xác tuyệt đối.Trên thị trường hiện nay thì giá gỗ mít giao động 6.000.000đ đến 12.000.000đ một khối. Đó là giới hạn giá chung cho loại gỗ này bởi vì nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để quyết định đến giá keo như độ tuổi khai thác, độ lớn nhỏ khác nhau của đường kính thân cây. Mức giá này khá “phải chăng” và phù hợp với túi tiền của người dân Việt. Vì vậy, việc sở hữu các món đồ nội thất được làm từ gỗ mít đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với thời xưa.

Hiện nay trên thị trường có 4 loại gỗ mít phổ biến và được sử dụng rộng rãi
Gỗ Mít Nam Phi
Một loại gỗ nhập khẩu có tom, vân gỗ giống với gỗ mít. Loại gỗ này cần phải tẩm sấy và đánh PU để đảm bảo chất lượng, chống nứt nẻ.
Gỗ Mít Dai
Lõi gỗ nhỏ, ít được ưa chuộng. Cây tuổi thọ từ 60 năm trở lên mới có thể dùng làm chậu lục bình kích thước nhỏ. Gỗ rất dẻo và bền.
Gỗ Mít Rừng
Có trái giống với mít nhưng bên trong lại không hề có múi mít. Chất lượng gỗ kém, tom gỗ to, không mịn
Gỗ Mít Mật
Là loại gỗ mít được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuổi thọ khai thác trung bình từ 30 năm với lõi gỗ dày, mịn
(Hình 3: Phân loại gỗ mít)

Các loại gỗ mít từ xưa đã được ứng dụng và sử dung rất nhiều. Được sử dụng chế tác tạc tượng phật và đồ thờ cúng như tủ, bàn ghế. Với đặc tính kháng mối, mọt cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra gỗ còn có khả năng kháng ẩm, nước cực tốt nhưng lại có giá thành rẻ, nguồn cung dồi dào hơn so với các loại gỗ quý thuộc nhóm IV khác.
Là loại gỗ thuộc nhóm IV nên có thớ gỗ mịn, độ dẻo dai và trong lượng nhẹ. Gỗ mít với màu vàng sáng tự nhiên sau đó chuyển sang màu đỏ sẫm khi để lâu. Thớ gỗ mềm dễ bắt vít, tạo hình thủ công mỹ nghệ, vật dụng thờ cúng. Chính vì lẽ đó mà gỗ mít rất được ưa chuộng trong việc làm tượng phật, chậu lục bình… cùng nhiều loại đồ nội thất hoa văn khác.

About the Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You may also like these

X